Cấu tạo hệ thống tưới phun mưa chi tiết
Hệ thống tưới phun mưa tự động là một giải pháp tự động tối ưu trong nông nghiệp đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền nông nghiệp phát triển như nước ta. Với tác dụng làm tăng độ ẩm cho đất và làm mát cho cây trồng, vừa tạo được bầu không khí thoáng đãng, mát mẻ vừa có thể tiết kiệm tối đa chi phí điện nước nhờ vào việc sử dụng máy bơm nước cột áp cao kèm theo ống dẫn cùng với mũi phun tạo mưa. Vậy chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống hoạt động như thế nào.
1. Nguồn nước
Sử dụng nguồn nước mặt (ao hồ, sông, suối), hoặc nước ngầm (Giếng khoan đào) bảo đảm chất lượng nước tưới và trữ lượng dồi dào.
2. Máy bơm để tạo áp
Hoặc dùng cột nước địa hình ở một số vùng núi cao (thông qua hồ đập trên các khe suối). Kinh tế nhất là dùng được đầu nước tự nhiên so với dùng bơm. Hệ thống tưới phun như vậy gọi là hệ thống tự tạo áp lực để đảm bảo hệ thống tưới tiêu hoạt động trơn tru và đạt hiệu quả nhất.
3. Động cơ
Có thể dùng động cơ điện hoặc động cơ Điêzen
4. Hệ thống đường ống tưới phun mưa tự động
Nước từ nguồn được dẫn đến khu tưới bằng đường ống chính và ống nhánh có các vòi phun mưa nhân tạo để cung cấp nước cho cây trồng.
Có 02 loại đường ống thường dùng: Đường ống cố định và bán cố định
a. Hệ thống tưới phun mưa với đường ống cố định (dưới lòng đất)
– Đây là cách bố trí hiệu quả, dễ quản lý vận hành, chi phí vận hành thấp, không tốn diện tích, thuận tiện cho việc tự động hoá.
– Hiệu suất sử dụng không cao vì cần nhiều đường ống.
– Thích hợp trên một đơn vị diện tích lớn, cho khu vực trồng rau, cây kinh tế có số lần tưới khẩn trương, khu vực có độ dốc mặt đất lớn, địa hình cục bộ phức tạp.
b. Hệ thống tưới phun mưa bán cố định
Ở hệ thống này, trạm bơm hoặc công trình tạo nguồn có đầu nước địa hình cố định và đường ống chính cố định, còn đường ống nhánh và vòi phun di động.
– Trên mỗi ống nhánh có từ 2 – 10 vòi phun,thích hợp tưới luân phiên. Do ống nhánh và vòi phun di động nên việc dùng tưới luân phiên thì giảm được số lượng vòi và ống nhánh; vốn ban đầu ít.
Thực tế thì hệ thống bán cố định được sử dụng nhiều hơn vì kinh phí đầu tư cho loại hệ thống bán cố định chỉ bằng 1/2 hoặc ít hơn.
Việc di dộng đường ống nhánh có thể bằng thủ công hoặc cơ giới để giảm nhân lực mà năng suất cao.
5. Vòi phun
a. Vòi phun li tâm
Nước từ lỗ phun ra vòi với một áp lực nhất định vào đỉnh chóp và bật trở lại thành những giọt mưa phân bố trên một diện tích hình tròn. Do tốc độ li tâm và tốc độ quay sau khi tia nước tách khỏi miệng vòi sẽ phân tán đều theo các phía, dưới tác dụng của lực cản không khí, tia nước phân nhỏ thành những hạt mưa theo bốn phía của đầu phun. Đặc điểm loại này là khi áp lực không lớn; mức độ phân bố mưa vẫn tốt; dùng cho áp lực thấp và tầm phun gần.
b. Vòi phun tia
Nguyên lý làm việc của loại vòi phun này là dòng nước áp lực từ miệng vòi phun bắn ra gặp sức cản của không khí phân tán thành những hạt mưa phân bố đều trên một diện tích hình tròn. Để dòng nước phun được xa, trong ống phun lớn thường bố trí thiết bị chỉnh dòng. Ở máy phun áp lực lớn người ta thường bố trí hai loại vòi phun. Vòi lớn có tác dụng phun xa, vòi nhỏ phun gần. Như vậy đảm bảo được mật độ phun đồng đều. Loại vòi phun này thường có áp lực lớn và tầm phun xa.
Hy vọng với những chia sẻ này đã phần nào giúp bạn có được những thông tin chi tiết và cụ thể nhất về hệ thống tưới phun mưa, mọi thắc mắc xin liên hệ 0972.777.255